Chật kín người đổ về trung tâm TP.HCM tối 30.4, dòng xe nhích từng chút
Được biết, CLB Nam Định sẽ bắt đầu hội quân từ mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tức ngày 30.1.2025). Khi nhiều người Việt còn đang sum vầy bên gia đình dịp đầu năm mới, các cầu thủ của đội bóng thành Nam phải tập trung sớm tại đại bản doanh của đội bóng, nhằm chuẩn bị cho lịch trình thi đấu dày đặc ngay sau tết tại V-League và AFC Champions League 2.Cụ thể, vào ngày 5.2, CLB Nam Định sẽ có cuộc chạm trán với CLB Hà Nội, trong khuôn khổ giải V-League 2024 - 2025. Tiếp đó, vào ngày 12.5, đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt sẽ tiếp đón CLB Sanfrecce Hiroshima (Nhật Bản), tại vòng 16 giải AFC Champions League 2.Sở dĩ, CLB Nam Định cần hội quân sớm để HLV Vũ Hồng Việt có nhiều thời gian điều chỉnh về mặt đấu pháp, đặc biệt là khi V-League đã bước vào giai đoạn giữa mùa rất căng thẳng. Vào lúc này, đội chủ sân Thiên Trường đang gặp vấn đề nghiêm trọng về mặt lực lượng.Việc chân sút trụ cột là Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Văn Toàn đã dính chấn thương trong lúc phục vụ đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 khiến CLB Nam Định đối mặt với nhiều khó khăn. Kể từ sau giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt vẫn chưa biết mùi chiến thắng sau 4 trận ra sân.Tại vòng 16 Cúp quốc gia, CLB Nam Định hòa 1-1 với CLB Bình Dương, sau đó để thua trên chấm luân lưu với tỷ số 4-5. Sau đó, đội bóng thành Nam nhận thêm 2 trận hòa (1-1 với CLB Thanh Hóa, 0-0 với CLB Bình Định) và 1 thất bại (0-1 trước CLB Thể Công Viettel) tại đấu trường V-League.Có thể thấy, vai trò của Nguyễn Xuân Son rõ ràng là rất quan trọng. Chân sút gốc Brazil là "ngòi nổ" chính trên hàng công của đội bóng thành Nam. Thiếu tiền đạo sinh năm 1997, bài toán ghi bàn trở nên nan giải với đội chủ sân Thiên Trường. HLV Vũ Hồng Việt cần có những phương án cụ thể để "lèo lái con thuyền" Nam Định đi đúng quỹ đạo ở V-League, và tiến sâu tại AFC Champions League 2.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnFSP công bố bộ nguồn VITA GM
Người dân phản ứng vì lo sợ việc khai thác cát sạn dưới lòng sông sẽ khiến nhà cửa của những hộ dân sống gần mép sông bị đe dọa bởi sạt lở. Chưa kể, có hơn 40 hộ dân ở đây sinh sống bằng nghề cào hến trên sông từ hàng chục năm qua cũng đối mặt với khó khăn.Cát sạn trên sông Con có chất lượng rất tốt nên nhiều năm qua trở thành tâm điểm chú ý của các DN khai khoáng. Chỉ khoảng 60 km, lòng sông vốn khá hẹp, nhưng hiện nay sông Con có hàng chục DN được cấp phép khai thác cát sạn. Hoạt động khai thác cát sạn khiến đất nông nghiệp hai bên bờ sông bị sạt lở, mực nước trên sông bị tụt sâu khiến nhiều trạm bơm lắp máy bơm chìm bị mất tác dụng, nhiều năm qua không thể lấy được nước tưới.Hoạt động khai thác cát sạn phải tuân thủ theo quy trình cấp phép. Tuy nhiên, việc giám sát khai thác của chính quyền và cơ quan chức năng là không thể liên tục khi hoạt động khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm. Việc DN lợi dụng khi không có kiểm soát để hút cát sạn sát bờ đã gây ra sạt lở, làm biến đổi dòng chảy của sông. Năm 2024, sông Con chỉ đón một vài đợt lũ nhỏ, không có lũ lớn như các năm để mang cát phù sa về.Khi làm thủ tục cấp phép khai khoáng phải lấy ý kiến của cư dân địa phương và đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ cấp phép thể hiện có sự đồng ý của người dân, nhưng thực tế thì ngược lại, người dân ở nhiều khu vực có mỏ cát không đồng ý khi DN được cấp phép khai thác.Năm 2022, tỉnh Nghệ An phải đình chỉ hoạt động khai thác quặng thiếc ở một mỏ thiếc lớn tại H.Quỳ Hợp vì hoạt động khai khoáng gây ra sụt lún đất hàng loạt, đe dọa sự an toàn của người dân. Rõ ràng, bài học đánh giá tác động môi trường, lấy ý kiến dân cư theo kiểu "làm cho có", không tuân thủ nguyên tắc sẽ phải trả giá bằng hệ lụy nặng nề cho người dân và cả chính DN.
Taylor Swift khiến làng nhạc 'dậy sóng' vì các bình luận xoay quanh album mới
Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, đạt nhiều kết quả tích cực.Cụ thể, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt khá. Hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch có nhiều chuyển biến. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh khá cao, ước đạt trên 10%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 8,5%.Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Trà Vinh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ban hiện đạt khoảng 95%. Đơn vị đang tiếp tục thực hiện giải ngân, đảm bảo phấn đấu tối thiểu phải đạt 98%. Một số dự án tiêu biểu thực hiện vượt tiến độ thi công như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế TX.Duyên Hải; Xây dựng hội trường 500 chỗ của Trường cao đẳng nghề Trà Vinh; Xây dựng sân vận động (mới) tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2)…Năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7 - 7,5%; thu nhập bình quân đầu người là 101 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thuế sản phẩm trong GRDP đạt 73,91%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 30.000 - 32.000 tỉ đồng; phát triển mới 520 doanh nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,02%; tạo việc làm tăng thêm cho 23.000 lao động; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,15%…Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2025: dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 14.971 tỉ đồng; thu ngân sách địa phương được hưởng 13.223 tỉ đồng (thu nội địa 6.682 tỉ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 4.886 tỉ đồng). Chi ngân sách địa phương 13.288 tỉ đồng.Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của đơn vị và phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025. Đồng thời, tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án - nhất là các công trình trọng điểm.Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương phát động phong trào thi đua năm 2025 và các sự kiện chào mừng ngày lễ lớn, đại hội Đảng các cấp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, huy động nguồn lực hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo. Quan tâm chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp tết; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
Về khối lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỗi ngày, Brazil đứng thứ 7 trên thế giới. Những thành viên không trong OPEC của nhóm OPEC+ không bị ràng buộc bởi các quyết sách của OPEC nhưng lại có thể cùng các thành viên OPEC thảo luận và tham vấn về những quyết sách của OPEC, của chung OPEC+ cũng như của từng quốc gia thành viên liên quan đến lượng khai thác và xuất khẩu dầu. Qua đó, họ tham gia điều tiết, tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới chiều hướng và mức độ biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.Đối với OPEC+, sự tham gia của Brazil là bước phát triển có ý nghĩa lớn bởi nhóm này vừa tăng được lượng vừa tăng được chất. Nhờ đó, OPEC+ có thể nâng cao được vai trò và gia tăng được ảnh hưởng tới kinh tế và thương mại thế giới cũng như việc điều tiết giá dầu trên thị trường thế giới dễ có được hiệu quả cao hơn.Đối với Brazil, việc tham gia OPEC+ không chỉ là chuyện kinh tế đơn thuần mà còn là chuyện đối ngoại nhạy cảm. Hạn chế để rồi tiến tới ngừng hẳn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt dầu và than đá, là một trong những biện pháp chính sách được ưu tiên hàng đầu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phục vụ công cuộc bảo vệ khí hậu. Tham gia OPEC+ cho thấy Brazil rất coi trọng việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Brazil là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị sắp tới của LHQ về khí hậu. Có thể thấy việc vẹn toàn cả lợi ích khai thác dầu mỏ để phát triển đất nước lẫn lợi ích từ bảo vệ khí hậu thật chẳng dễ dàng đối với Brazil và không chỉ với Brazil.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 15.3.2024
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu của thời đại, là mục tiêu chung của cả cộng đồng quốc tế. Với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị thượng đỉnh COP26, Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, việc phát triển ESG đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống xã hội.